Chuyên gia tư vấn: Bị thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì?
5 (100%) 1 vote
Tư vấn 24/24: 0986300722 - 0942837786

Bị thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì là câu hỏi của rất nhiều người đang mắc căn bệnh này, chế độ dinh dưỡng, công việc phù hợp….Hãy tham khảo bài chia sẻ sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên, yếu tố nguy cơ là làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc…

Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Sau đó, những triệu chứng sau xuất hiện:

chuyen-gia-tu-van-bi-thoai-hoa-dot-song-co-nen-lam-gi
Chuyên gia tư vấn: Bị thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì?

– Các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.

– Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

– Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.

– Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao, người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.

Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí thoái hóa đốt sống cổ kịp thời.

​2. Hậu quả nghiêm trọng do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra

Sau một thời gian bệnh thoái hóa đốt sống cổ bắt đầu và bạn có những triệu chứng trên nhưng không quan tâm và bỏ mặc, thế nhưng chúng lại là những mầm họa tai hại mà bạn không ngờ được.

Khi chuyển sang giai đoạn bị nặng là lúc bệnh thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện các dấu hiệu sau:

– Các cơn đau nhức vùng cổ, vai gáy ngày càng thường xuyên và trong thời gian lâu hơn. Thậm chí các cơn đau còn lan truyền đến lưng, gây tê tay. Tiếp theo đó là những cơn đau đầu, vẹo cổ.

– Xuất hiện các triệu chứng đau nhức, mỏi hay tê vùng chẩm trán và lan xuống gây tê tay.

– Khó cử động, khi vận động mạnh thì cơn đau nhức nhiều hơn và không có xu hướng giảm. Thậm chí dẫn tới không đi đứng được.

– Dần dần bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể gây biến chứng thành bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Đến giai đoạn này thì bệnh đã khó điều trị, thậm chí có thể gây tê liệt một hoặc hai cánh tay. Lúc này bạn cần đến ngay các cơ sở y tế khám và có cách chữa trị kịp thời.

– Ngoài ra bệnh còn biến chứng thành rối loạn tiền đình do thoái hóa làm hư tổn lỗ tiếp hợp (gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn mỗi khi đứng lên hoặc ngồi xuống.

3. Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì?

Người bệnh nên tuân thủ những nguyên tắc sau đây để đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho quá trình trị liệu thoái hóa cột sống cổ, cũng như hi vọng một sức khỏe tốt trong một tương lai gần.

– Nghỉ ngơi, thư giãn tuy nhiên không nên nằm nghỉ ngơi quá lâu sẽ khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng hơn

– Luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, bởi sự lo lắng, căng thẳng sẽ khiến cơn đau thêm nghiêm trọng

– Tập luyện thể dục thể thao, các bài tập yoga, xoa bóp ngay tại nhà sẽ phần nào giúp giảm thiểu cơn đau mà bạn đang phải chịu đựng.

– Không hút thuốc lá, uống bia rượu, sử dụng chất kích thích

– Môn bơi lội rất tốt đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.

– Uống thuốc giảm đau hay bất kỳ loại thuốc nào khác cần được sự chỉ dẫn của bác sĩ

– Đối với người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, việc đầu tiên là đi khám và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để sớm cải thiện tình trạng đau, mỏi và các triệu chứng khác cuả bệnh.

– Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.

– Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.

– Tránh không đội nặng trên đầu.

– Tránh ngồi cúi gấp cổ quá lâu như xem báo, đọc sách, tivi…

– Thường xuyên luyện tập các động tác nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên đi bấm nắn vặn vẹo thô bạo dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, mà cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác để điều trị.

– Bổ sung thực phẩm giàu canxi, omega-3: Canxi, omega-3 là hai loại dưỡng chất cần thiết đối với người mắc bệnh xương khớp. Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc làm chắc khỏe xương, chống loãng xương,… trong khi omega-3 đem lại một hiệu quả giảm đau thần kì. Vì vậy, bệnh nhân nên được bổ sung canxi trong xương đông vật, omega-3 trong cá ngừ, cá hồi,… để đảm bảo tốt nhất cho quá trình chữa trị bệnh.

– Bổ sung vitamin, khoáng chất: không thể thiếu vitamin, khoáng chất trong bữa ăn hằng ngày. Chúng không phải những thành phần đóng vai trò chủ đạo nhưng lại là yếu tố quyết định sự cân bằng cơ thể, đặc biệt là vitamin D – loại tiềm chất gia tăng khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể.

– Bổ sung nấm, các loại gia vị: Với hiệu quả giảm đau đã được chứng minh bởi rất nhiều trường hợp, nấm và các loại gia vị được khuyên dùng nhiều ở người bệnh xương khớp nhằm hỗ trợ tối đa cho quá trình trị liệu.

– Đồ ăn chiên xào, các loại thịt đỏ như thịt bò, trâu, các chất kích thích, đồ uống có cồn,… là những loại thực phẩm cấm kị đối với thoái hóa cột sống cổ. Bệnh nhân nên hạn chế hoặc tốt nhất là nói không với những thực phẩm này.

– Ăn nhiều rau xanh đặc biết là các loại rau màu xanh đậm như súp lơ xanh, cải chíp, rau bina… và hoa quả nhằm cung cấp vitamin, dưỡng chất cần thiết

– Tắm nắng vào sáng sớm nhằm hấp thụ vitamin D đặc biệt là trẻ em, lứa tuổi đang phát triển về hệ xương khớp

– Ăn nhiều đậu nành, uống sữa giàu canxi

– Nên ăn chuối tiêu – tác dụng ngăn ngừa thoái hóa hệ xương khớp

Đông Y Gia Truyền Lý Sáng - Từ 1858

Chuyên trị các chứng bệnh tê thấp, thần kinh toạ, đau lưng, đau thận, đau đầu, kém ăn, thiếu ngủ, suy nhược cơ thể.

Nhức buốt các đầu xương, thoái hoá đốt sống lưng, thoái hoá đốt sống cổ, gai cột sống, viêm khớp, đau lưng, đau mình, tứ chi mỏi mệt, rời rã chân tay, tê bại phù xũng, phá ngứa lở ngoài da vv... những người ấy đều mắc phải bệnh tê thấp cả.

Các thảo dược trong Tê Thấp Lý Sáng sẽ tập trung “Khu phong, tán hàn, trừ thấp”, nhằm loại bỏ tà khí xâm nhập vào cơ thể – nguyên nhân chính làm bế tắc hoạt động của gân, mạch, ngăn trở khí huyết vận hành. Đồng thời, các vị thảo dược còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe rất đáng quý. Chính nhờ vào mặt này, khiến hiệu quả thảo dược được duy trì lâu dài do cơ thể đã khỏe lên, tăng cường thêm sức đề kháng.

Lưu ý: Với người có tác dụng nhanh chỉ uống từ 1-3 lần đã có tình trạng công, xương khớp đau tăng dữ dội. Nếu ai có biểu hiện nhanh như vậy thì chúc mừng bệnh tình của quý vị có thể khỏi hẳn chỉ sau 1 liệu trình. Tiếp theo để phòng phát lại nên uống thêm tiếp 1 liệu trình nữa là có thể khỏi dứt điểm.

Chú ý: Tê Thấp Lý Sáng có 2 dạng; 1. Thuốc sắc (Phong tê thấp) bán tại 162 Phố Huế. 2. Dạng Viên nang được sản xuất dưới dạng TP bảo vệ sức khoẻ, 100% từ công thức gia truyền của dòng họ.

Hotline tư vấn: 0986300722 - 0942837786